Sau khi các vùng phía đông bắc của nước Nga bị quân Mông Cổ làm cho kiệt quệ, thì các thành phố Novgorod và Pskov là những điểm yếu để cho quân Đức và Thụy Điển đẽ dàng tấn công.
Lịch sử nước Nga: Bài 3 - Những trận chiến lịch sử
Sau khi các vùng phía đông bắc của nước Nga bị quân Mông Cổ làm cho kiệt quệ, thì các thành phố Novgorod và Pskov là những điểm yếu để cho quân Đức và Thụy Điển đẽ dàng tấn công. Cuộc tấn công xâm lược nước Nga đầu tiên do quân Thụy Điển tiến hành được mở ra trên đất liến. Năm 1238, vua Thụy Điển nhận được sự cho phép của Giáo hoàng ở Rome để tiến hành mở một cuộc thập tự chinh chống lại thành phố Novgorod.
Trận đánh trên sông Neva
Vào năm 1239, Đức và Thụy Điển bắt đầu đàm phán để cùng lên kế hoạch cho chiến dịch xâm lược. Trong khi này, Thụy Điển đã chiếm đóng được Phần Lan và sẽ chuẩn bị tấn nước Nga từ phía bắc bằng đường thủy trên dòng sông Neva. Quân Đức sẽ ào vào các thành phố Izborsk và Pskov. Quân đội Thụy Điển do hoàng thân Ulf Phasi và con rể của nhà vua là Birger chỉ huy.
Những người dân Novgorod rất biết rằng, Quân Thụy Điển sẽ tiến hành tấn công và buộc họ phải qui thuận theo đạo Thiên Chúa. Do đó, cuộc tấn công này xem ra thật sự là khốc liệt, và dường như nó còn tồi tệ hơn cả cuộc xâm lược của quân Mông Cổ.
Vào mùa hè năm 1240, đội quân Thụy Điển do Birger chỉ huy đã tràn sang bằng các tàu chiến trên dòng sông Neva, sau đó chúng dừng đội hình lại ở cửa sông Izhora. Đội quân này có kế hoạch chiếm cứ hồ Ladoga và sau đó đánh thẳng vào thành phố Novgorod. Trong đội hình của chúng lúc này, có cả những vị giám mục Thiên chúa một tay cầm cây thánh giá, còn tay kia thì cầm thanh kiếm sáng choang. Doanh trại của quân địch được đóng gần dòng Izhora, nơi nguồn nước chảy vào sông Neva. Trong lúc này Birger đã cảm thấy gần như đã nắm chắc được phần thắng, ông ta gửi cho Thái tử Alexander một thông điệp tuyên bố rằng, đến giờ phút này ông ta đã chinh phục được toàn bộ phần lãnh thổ của nước Nga.
Vào cùng thời điểm đó, tất cả các bộ tộc của địa phương đã liên minh ở cả trên đất liền và và dưới mặt nước, họ đang đứng ra canh giữ cho thành phố Novgorod. Bộ tộc của những người Izhoria, những người đã theo đạo Cơ đốc, họ sát cánh cùng nhau bảo vệ các mảnh đất ở gần dòng sông Neva trên cả ở hai bên bờ vịnh Phần Lan. Vào lúc rạng sáng của một ngày tháng bảy năm 1240, vị trưởng tu viện của giáo xứ Izhoria tên là Pelgusii, ông là người đầu tiên phát hiện thấy các tàu chiến Thụy Điển đã tiếp cận vào lãnh thổ Nga, ông nhanh chóng cử một người đàn ông đến báo tin dữ này cho Thái tử Alexander.

Tượng đài kỷ niệm của Alexander Nevsky ở thành phố Saint Petersburg
Quân lính của Birger đã không được chuẩn bị trước, do đó không thể kháng cự lại được những đợt tấn công như vũ bão của quân đội Nga. Binh lính Nga dũng cảm ào ào xông tới, buộc quân địch phải dồn đến các bờ sông. Với tình thế này, lực lượng của chúng bị chia cắt đội hình tách rời ra giữa các tàu chiến và trên bộ, thậm chí, ba chiếc tàu chiến của chúng còn vừa bị bắt giữ và bị đốt cháy
Các công dân của Novgorod đã chiến đấu với toàn bộ lòng dũng cảm và ý chí quật cường của họ, riêng Alexander cũng một mình chiến đấu tiêu diệt được một số lượng lớn quân Thụy Điển, ông là một dấu ấn quan trọng nhất của toàn quân. Gavrilo Oleksich, một sĩ quan cận thần của Thái tử , ông đã truy sát Birger đến tận tàu chỉ huy, và đánh gục y xuống dòng nước đang chảy siết, sau đó ông lại lao vào trận chiến, và giết chết một tay quí tộc Thụy Điển khác tên là Spiridon ngay tại trận địa. Một công dân của Novgorod đã dũng cảm lao thẳng vào giữa đám quân địch đông như kiến, anh chiến đấu quên mình để giành lại mảnh đất quê hương. Người thợ săn của Thái tử , anh Yakov Polochanin mang theo thanh trường kiếm cùng với đồng đội phóng theo anh, họ quết lập công cho đất mẹ, họ thề quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Những chiến binh tình nguyện của Novgorod, đã đánh chìm thêm ba tàu chiến của Thụy Điển. Cuối cùng, các tàn binh của địch buộc phải tháo chạy trên các chiến thuyền còn lại của chúng. Sự tổn thất của địch không quan trọng, nhưng ngược lại, ba chiếc tàu của Thụy Điển khi tháo chạy chỉ mang đi được những binh sĩ quí tộc, còn phải bỏ toàn bộ ở lại trên đất Nga.
Trong thời kỳ này, khi quân Tacta kiểm soát toàn bộ phía tây nam nước Nga, thì các thành phố phía đông bắc dần chiếm lại được uy thế hơn. Đầu tiên là thành phố Tver, sau đó trong vòng thế kỷ thứ 14 là thành phố Moskva. Như là một dấu hiệu quan trọng của thành phố, khu giáo trưởng của nhà thờ chính thống nước Nga được chuyển về Moskva, hình thành một thủ phủ tôn giáo của nước Nga. Vào cuối thế kỷ, Moskva chính thức tuyên bố thách thức với quân Tacta, và đến năm 1380 hoàng thân người Moskva tên là Dmitri Donskoy mở các cuộc tấn công chúng. Về sau, ông giành được thắng lợi rực rỡ trên chiến trường Kulikovo, ngay lập tức ông trở thành một vị anh hùng dân tộc, tuy nhiên quân Tacta vẫn còn nhiều những hành động trả thù đối với các chiến binh Nga.
Trận đánh lịch sử trên chiến trường Kulikovo
Trận đánh Kulikovo vào năm 1380 là một sự kiện quan trọng nhất của lịch sử thời Trung cổ của nước Nga, trận đánh này là một dấu mốc hết sức to lớn để định đoạt cho vận mệnh tương lai của đất nước Nga. Trận đánh trên chiến trường Kulikovo đã khởi đầu cho sự giải phóng miền tây bắc của nước Nga thoát khỏi ách thống trị của Kim Trướng hãn quốc.
Sức mạnh và quyền lực của Lãnh địa Moskva ngày càng tăng giữa các lãnh địa khác ở nước Nga. Cùng với sự từ chối cống nạp của Moskva đã trở thành lý do chủ yếu cho Mamai, một thủ lĩnh của Kim Trướng hãn quốc tổ chức một chiến dịch quân sự hùng hậu tiến đánh nước Nga. Do vậy, để giành được chiến thắng trước Kim Trướng hãn quốc, cần phải có một sự hợp nhất trên toàn nước Nga dưới sự mở rộng thế lực của lãnh địa Moskva.
Cuối năm 1380, tất cả các lực lượng chính của Mamai vượt qua sông Volga và dần dần tiến vào phía bắc để tụ họp với quân đồng minh của họ tại vũng sông Oka. (Thời kỳ đầu trong lịch sử nước Nga của những thế kỷ XII-XIV, một số lượng lớn chiến binh đã di theo ngọn cờ của Thái tử Moskva - Dmitry Ivanovich). Vượt qua sông Oka, các chiến binh của Nga đã nhanh chóng tiến thẳng đến trận địa Kulikovo. Ngày 6 tháng 9, các trung đoàn của quân đội Nga đã tiến sát tới sông Đông trên con đường cổ Dankovskaya. Hội đồng quân sự Nga đã quyết định vượt sông Đông để giáp chiến với quân địch ở phía bên kia bờ. Vào đêm ngày 7 tháng 9, quân lính bắt đầu vượt sông và rạng sáng ngày 8 tháng 9 toàn bộ binh sĩ đã được tập hợp đầy đủ và bắt đầu triển khai thế trận tại lưu vực dòng sông, nơi mà quân đội của Mamai đang chốt giữ.
Quân sĩ của Nga tổ chức đội hình thành ba tuyến. Trung đoàn Tiền đồn năm giữ vị trí tiên phong và trung đoàn Mặt Trận kế tiếp sau đó. Tuyến chính đội hình chiến đấu của quân đội Nga được chia làm ba khu vực, trung đoàn Lớn đóng ở giữa và các cánh đối diện của trung đoàn này được yểm trợ bởi trung đoàn Tay Phải và trung đoàn Tay Trái. Đội quân dự bị được bố trí ngay phía sau trung đoàn Lớn. Các tướng lính của Nga đã dự đoán được diễn biến của trận đánh, họ bố trí một trung đoàn Mai Phục tại khu rừng sồi Xanh ở phía đông của trung đoàn Tay Trái. Các cánh chiến binh Nga đã chốt chặt trên bờ của các dòng sông Nizhni Dubik và Smolka, phía bên ngoài được bao phủ bởi những khu rừng.
Mamai cũng đã bố trí quân đội của ông ta vào trận tuyến. Ở tuyến giữa của họ được bố trí một đội lính bộ binh đánh thuê Genoese. Trên các cánh phía sau đội lính bộ binh đó là kỵ binh của Bộ tộc và các binh lính đánh thuê. Đội quân dự bị của họ cũng được bố trí ngay phía sau.
Cuộc chiến đấu bắt đầu mở màn vào khoảng 11 giờ, bộ binh và kỵ binh của Bộ tộc công kích dữ dội vào trung đoàn Tiền Đồn và trung đoàn Mặt Trận của Nga. Chống lại cuộc tấn công ác liệt đầu tiên của quân địch, với một tổn thất nặng nề, các trung đoàn của Nga buộc phải quay lại với lực lượng chính của mình. Lúc này, kỵ binh của Bộ tộc lại tiến hành các cuộc tấn công vào phía trước mặt trận rất dữ dội dọc theo tất cả các tuyến phòng thủ của quân đội Nga. Cố gắng chiếm ưu thế, Mamai đã huy động lực lượng dự bị tấn công trung đoàn Tay Trái. Bất chấp sự kháng cự rất mãnh liệt của quân đội Nga, binh lính Bộ tộc tổ chức đội hình hòng bẻ gãy toàn bộ các chiến tuyến. Lúc này, trung đoàn Tay Trái đã bắt đầu bị tụt lại đằng sau với một sự thương vong nặng nề. Thậm trí quân dự bị cũng không thể cứu nguy được tình thế. Khoảng 2 giờ, quân Bộ lạc đã tiến sát đến phía sau đội hình của quân đội Nga, tạt đánh trực tiếp vào trung đoàn Lớn. Do đó, một sự đe dọa của cuộc bao vây và sẽ tiêu diệt sinh lực quân đội Nga đã nảy sinh. Tại thời khắc đó, trung đoàn Mai Phục của Nga đã vùng dậy và tấn công thẳng vào phía sau kỵ binh Bộ tộc. Bị bất ngờ với sự tham chiến mới của đội quân Nga và điều này đã làm thay đổi hoàn toàn thế trận. Cuộc tấn công của trung đoàn Mai Phục là một hiệu lệnh cho các chiến binh Nga tổ chức một cuộc tấn công mãnh liệt. Quân đội của Bộ tộc chạy tơi tả. Đến đêm hôm đó các chiến binh Nga vẫn còn huy động lực lượng để truy kích địch và sau đó giành thắng lợi dòn dã. Binh lính Bộ tộc hoàn toàn bị tiêu diệt. Sự đe dọa tàn phá toàn bộ nước Nga, những kết quả khó hình dung của trận chiến đã hoàn toàn bị loại trừ. Trong vòng bảy ngày, các chiến binh tử trận được mang về trên trận địa và được an táng tại một ngôi mộ tập thể.
Trận đánh tại Kulikovo trở thành một trận chiến lớn nhất trong thời kỳ Trung cổ. Hơn một trăm nghìn chiến binh đã tham gia vào cuộc chiến này. Kim Trướng hãn quốc hoàn toàn bị đánh bại. Cuộc chiến Kulikovo là một bước ngoặt trong cuộc đấu tranh của nước Nga chống lại ách áp bức của người Tatar - Mông Cổ và đã tác động mạnh mẽ đến sự thành lập một liên bang Nga và tạo nên những ý thức dân tộc của nước Nga. Chiến thắng tại trận địa Kulikovo đã thúc đẩy quá trình thống nhất đất nước Nga và nó đã xâu chuỗi toàn bộ lịch sử nước Nga như một sợi chỉ kết nối. Trong thời kỳ của Ivan III, nước Nga thống nhất đã đạp đổ hoàn toàn ách thống trị của Kim Trướng hãn quốc tại sông Ugra vào năm 1480.
Năm 1480, sau một thế kỷ đã qua đi, thành phố Moskva đã đủ sức mạnh để lật đổ chế độ cai trị của Tacta. Thời kỳ này là do đại công tước Ivan III, mọi người thường biết đến ông với danh hiệu là Ivan Vĩ Đại, người mà đã cai trị thành phố Moskva vào thời bấy giờ. Ivan đã xé bỏ toàn bộ các thể lệ ràng buộc phải cống nạp cho Tacta. Sau khi thực hiện quyết định này, ông thực sự đã cai quản được toàn bộ nước Nga. Tuy nhiên, tình trạng này không còn được duy trì, khi cháu trai của ông Ivan IV hay còn gọi là Ivan Bạo Chúa lên nối ngôi, trong thời kỳ này, nước Nga lại một lần nữa trở thành một quốc gia liên minh.
(Theo chovommoi.com)